Saturday, December 5, 2015

Đã từ rất lâu, một chế độ ăn với nhiều rau xanh trong thực đơn được chứng minh giúp giảm tỉ lệ mắc ung thư. Tuy nhiên, nguyên nhân phía sau công dụng kỳ diệu của rau xanh thì vẫn còn đang được khám phá. Một hợp chất mang tên sulforaphane, có chứa trong các loại rau xanh sẫm màu họ cải đã được phát hiện. Một nhóm các nhà nghiên cứu Mỹ phát hiện ra chúng có thể giúp chống lại những tế bào ung thư ngay cả khi đã hiện diện trong khối u.


Sulforaphane có chứa trong các loại rau xanh sẫm màu họ cải.
Sulforaphane có chứa trong các loại rau xanh sẫm màu họ cải.
Sulforaphane được tìm thấy với nồng độ cực cao trong mầm non của bông cải xanh. Bên cạnh đó, chất này cũng có trong mầm cải Brussel, cải xoăn, súp lơ và cải bắp. Ngoài các sản phẩm trong tự nhiên kể trên, bạn cũng có thể tìm thấy sulforaphane trong các thực phẩm chức năng chiết suất từ mầm cải xanh.
Nghiên cứu của các nhà khoa học tại Texas A&M Health Science Centre, Mỹ đã chỉ ra một bằng chứng cho thấy tác dụng của sulforaphane đối với tế bào ung thư. 28 tình nguyện viên trên 50 tuổi đăng kí tham gia một quá trình nội soi thường xuyên, họ sẽ được theo dõi và khảo sát thói quen ăn rau xanh hàng ngày.
Sau khi theo dõi kết quả sinh thiết đại tràng của họ, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng những người ăn nhiều rau xanh sẫm màu hơn có một mức độ cao hơn của p16, một gen ức chế khối u. Điều đáng ngạc nhiên hơn cả, trong khi sulforaphane sẽ bị đào thải khỏi cơ thể trong vòng nhiều nhất 24 giờ, các nhà khoa học nhận ra tác động của chúng còn được duy trì ngay cả ở những người không ăn rau hàng ngày.
Điều này gợi ý một cơ chế nào đó đã được sulforaphane và chất chuyển hóa nó kích hoạt. Chúng ta có thể khai thác giai đoạn duy trì ngắn hạn phía sau đó, khi các hợp chất thậm chí đã bị đào thải hết”, Praveen Rajendran, một trong số các nhà nghiên cứu cho biết. Nghiên cứu trước đó trong phòng thí nghiệm của chính các nhà khoa học tại Texas A&M Health Science Centre cũng chỉ ra rằng sulforaphane ức chế mạnh nhất các tế bào ung thư thuộc đại tràng và tuyến tiền liệt.


Rất nhiều loại thực phẩm chức năng chứa tinh chất cải xanh được tổng hợp thành viên nén.
Rất nhiều loại thực phẩm chức năng chứa tinh chất cải xanh được tổng hợp thành viên nén.
Phát hiện mới đây đã kiểm chứng thêm nhận định của họ trong điều kiện thực tế. “Công việc của chúng tôi bây giờ là tìm ra những nguyên tắc đầy đủ của quá trình làm thế nào mà các hợp chất như sulforaphane có thể ngăn ngừa ung thư”, Rajendran nói. Công trình này đã được công bố trên tạp chí khoa học Clinical Epigenetics.
Như vậy, chúng ta có thể thấy lợi ích của việc ăn rau xanh là không còn gì phải bàn cãi. Tạm thời, cải xanh hoặc một viên nén chứa tinh chất của chúng có thể là một liều thuốc đơn giản mà hữu hiệu để phòng tránh và điều trị ung thư đại tràng và tiền liệt tuyến. Hi vọng trong tương lai, các nhà khoa học có thể khai thác sâu hơn nữa cơ chế này để tổng hợp một liều thuốc đặc hiệu cho ung thư.

Theo Sciencealert

Wednesday, December 2, 2015

       Bánh xe màu sắc được cấu tạo từ 12 màu chủ đạo hoặc mở rộng hơn theo quy tắc khi cần lượng màu phong phú hơn. 12 màu của bánh xe màu sắc gồm: Các màu cơ bản, các màu cấp 2, màu cấp 3 và màu bổ túc nếu cần.

Các màu cấu tạo nên bánh xe màu sắc

Các màu cơ bản (màu chính - màu cấp 1)
mau sắc cơ bản
Vị trí các màu cơ bản ở vòng tròn màu sắc
tron mau co ban voi nhau
Ví dụ về trộn màu cơ bản với nhau tạo ra các màu khác.
Đây là 3 màu mà theo lý thuyết màu sắc việc pha trộn chúng với nhau theo các tỉ lệ khác nhau sẽ tạo ra tất cả các màu còn lại.  Ba màu đó trộn đều cùng tỉ lệ sẽ cho màu đen.

Các màu cấp 2
Các màu cấp 2 được tạo ra bằng cách trộn 2 màu cơ bản lại với nhau. Có ba màu cấp 2. Chúng là màu tím (xanh + đỏ), cam (đỏ + vàng), và xanh lá cây (vàng + xanh).
cac mau cap 2
Màu cấp 2
Các màu cấp 3
Việc pha trộn các màu cơ bản với màu cấp 2 sẽ tạo ra các màu cấp 3, gồm có 6 màu:  yellow-green, blue-green, blue-violet, red-violet, red-orange, and yellow-orange.
Các màu cấp 3
Các màu cấp 3 trong vòng tròn màu sắc
Từ 12 màu trên, với các sắc độ (tone) khác nhau (Độ đậm nhạt của một màu khi pha thêm màu trắng, đen) tạo ra vòng tròn màu sắc đầy đủ.
sac do mau sac
màu sắc với cường độ màu khác nhau
Màu sắc với cường độ màu khác nhau
  
Bảng pha màu của họa sĩ
    Bảng pha màu (hay vòng màu sắc) của họa sĩ cũng tuân theo quy luật trừ màu nhưng hơi khác bảng pha màu của màu hóa học, phẩm nhuộm và sơn một chút.
Họa sĩ coi 3 màu đỏ (red, R), vàng (yellow, Y) và lam (blue, B) là 3 màu sơ cấp (cơ bản), còn pha trộn hai màu bất kỳ trong 3 màu sơ cấp đó thì được một màu thứ cấp. Như vậy 3 màu thứ cấp là:
Đỏ + Vàng -> Da cam (Orange)
Vàng + Lam -> Lục (Green)
Lam + Đỏ -> Tím (Violet)
Thông thường vòng màu sắc được xếp theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ:
Đỏ, da cam, vàng, lục, lam, tím, trong đó màu đỏ đối đầu (><) với màu lục, da cam >< lam, vàng >< tím. Những màu đối đầu nhau được gọi là các màu bù nhau (complementary). 
Trộn hai màu bù nhau theo tỉ lệ bằng nhau thì được màu đen hoặc gần đen (xám, nâu).
Trộn màu sơ cấp với màu thứ cấp cạnh nó thì được màu tam cấp (tertiary).
 Nguồn: Tổng hợp